Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở là nền tảng quan trọng để xây nhà kiên cố và thẩm mỹ. Thuật ngữ này khá quen thuộc với mọi người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà gồm những gì, tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc, đặc biệt là sự khác nhau giữa bảng vẽ thiết kế xin giấy phép và bản vẽ thiết kế kiến trúc.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng ngôi nhà

Với giá trị của một căn nhà thì việc hiểu biết về những kinh nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của căn nhà là điều vô cùng quan trọng. Xây nhà được coi là việc lớn của đời người, nó không chỉ thể hiện sự thành công của chính gia chủ mà còn thể hiện trách nhiệm của gia chủ trong việc xây dựng và bảo vệ gia đình. Kết cấu ngôi nhà chính là điểm mấu chốt làm nên chất lượng cũng như sự bền vững của căn nhà. Và để đảm bảo về mặt kết cấu thì vấn đề quan trọng nhất chính là bản vẽ thiết kế. Vậy bản vẽ thiết kế là gì, hôm nay, SuanhaPhuTho.com – Sửa nhà Phú Thọ xin gởi đến các bạn đọc những hiểu biết cơ bản về một bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở để các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của bản vẽ trong xây dựng.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là gì

Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà.  Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…

Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở là một bộ hồ sư từ 80-200 trang A3 gồm 3 phần chính là: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện và nước.

Phần kiến trúc

Phần này là kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong, đầu tiên là ảnh phối cảnh mặt ngoài. Ở phần này gia chủ sẽ hình thấy được kiểu dáng, màu sắc phối với nhau như thế nào, vật liệu sử dụng cho từng mảng, …để từ đó gia chủ sẽ hình dung được căn nhà mình sau khi xây dựng sẽ có hình dáng giống như vậy.

Mặt bằng từng tầng: đây là hình ảnh mặt cắt của căn nhà theo từng tầng, thể hiện vị trí kích thước của từng mảng tường, cầu thang đặt ở đâu trong nhà? Bố trí các phòng trong nhà theo từng tầng, diện tích các phòng cũng như hướng giao thông đi từ các phòng với nhau. Sẽ có từng chú thích rõ ràng để cho gia chủ có thể xem và hiểu được liền.

Mặt bằng bố trí nội thất

Mặt bằng đứng chính, mặt cắt A-A

Mặt cắt B-B dọc nhà

Phần kết cấu

  • Mở đầu hồ sơ là các ghi chú chung trong xây dựng như: các lớp thép bảo vệ trong bê tông, móc thép chịu lực, khoảng cách thép chịu lực của dầm, cấu tạo đai cột và dầm,…
  • Cấu tạo móng, mặt bằng móng: tùy thuộc vào đất và độ phức tạp của công trình để đưa ra phương án móng phù hợp như móng cọc, móng đơn hay móng bè,…
  • Mặt bằng định vị cột và chi tiết cột: thể hiện được vị trí và khoảng cách của các cột với nhau.
  • Kết cầu sàn tầng
  • Phần thống kê cốt thép.Chi tiết móng
  • Mặt bằng định vị bể phốt, bể nước

Phần điện nước

  • Phần điện bao gồm: mặt bằng bố trí điện các tầng có điện động lực, chiếu sáng và điều hòa thông gió. Chống sét tầng mái và chi tiết các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, internet,…
  • Phần nước bao gồm: hệ thống cấp thoát nước ở các tầng của các phòng Wc, bếp, phòng giặt phơi,… bố trí các đường ống cấp thoát nước và các công trình dưới ngầm.
  • Mặt bằng bố trí thiết bị điện chiếu sángMặt bằng bố trí ổ cắmMặt bằng cấp nước
  • Sự nhằm lẫn giữa bản vẽ thiết kế kiến trúc và bản vẽ xin giấy phép

    Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng.

    Yêu cầu chung cho một bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:

    + Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây  dựng.

    • Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn đang muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định của nơi mà bạn sinh sống theo đúng yêu cầu.
    • Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng.

    + Mặt cắt: bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại

    + Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái.

    + Khung tên: thể hiện tên công ty có chức năng xin phép đóng dấu, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký của thiết kế và chủ nhà.

    + Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.

    Thực tế thì sau khi xin giấy phép xây dựng thì gia chủ vẫn có thể thay đổi hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà tuy nhiên không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và vượt quá số tầng xin trong giấy phép.

    Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế kiến trúc

    Một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc hiện nay với chi phí tầm 15 đến 30 triệu, tùy vào quy mô và yêu cầu thiết kế. So với quan niệm xây dựng cũ thì khá đắt tuy nhiên so với giá trị căn nhà thì không đáng kể. Ngôi nhà càng nhiều tầng thì yêu cầu càng cao về kết cấu, khoản chi phí thiết kế chỉ chiếm khoản 1% chi phí xây dựng tuy nhiên đảm bảo hơn về kết cấu, chất lượng thi công, giảm tối đa những sai sót có thể phát sinh trong quá trình xây dựng. Ngôi nhà có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình vì vậy thiết kế kiến trúc đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình xây dựng mà bất cứ nhà thầu xây dựng uy tín nào cũng quan tâm.

    Hơn nữa việc thống nhất về bản vẽ thiết kế sẽ giúp quá trình xây dựng trở nên thuận lợi và nhanh chống hơn. Các nhà thầu chỉ cần dựa trên bản vẽ mà thi công không phải tốn nhiều thời gian sửa chữa và đảm bảo về mặt chi phí không phát sinh cho những sửa chữa và thay đổi.

SuanhaPhuTho.com – SỬA NHÀ THANH HOÁ

Địa chỉ : Trụ Sở 1: Thôn 2 – Hoằng Long – Tp Thanh Hoá – Thanh Hoá
Trụ Sở 2: Thôn châu Thành – Quảng Châu – Tp Sầm sơn – Thanh Hoá
Điện thoại 24/24 : Mr Toàn: 0948.555.399-0868.555-399
Email : suanhathanhhoa36@gmail.com
Website: www.suanhathanhhoa.com